Cách nói khéo léo của người Nhật như thế nào?
Như các bạn đã biết, người Nhật vốn đã rất nổi tiếng trong việc cư xử, mặc dù có thể họ không thích bạn, hành động của bạn... nhưng họ không thể hiện ra mặt và luôn có những cách nói, ứng xử khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Vậy những từ nào sẽ thường hay được người Nhật sử dụng trong trường hợp này?
1. いいです, 結構です。 (Ii desu. Kekkō desu.) : Được đấy chứ, tuyệt đấy ạ, cũng không tồi lắm.
Câu này được dùng trong cả 2 trường hợp: Đồng ý và không đồng ý / Khen ngợi hoặc có ý chê bai. Do đó khi nghe người khác nói câu này, hãy chú ý đến thái độ của người ta để có hành động cho phù hợp nhé. Và câu này cũng thường được dùng để tử chối khéo một việc gì đó, ví dụ như khi được mời ăn, uống... (Khi bạn đã cảm thấy đủ rồi, không muốn ăn thì hãy nói , あ、ありがとう、結構です。 kèm theo hành động lắc tay).
Câu này được dùng trong cả 2 trường hợp: Đồng ý và không đồng ý / Khen ngợi hoặc có ý chê bai. Do đó khi nghe người khác nói câu này, hãy chú ý đến thái độ của người ta để có hành động cho phù hợp nhé. Và câu này cũng thường được dùng để tử chối khéo một việc gì đó, ví dụ như khi được mời ăn, uống... (Khi bạn đã cảm thấy đủ rồi, không muốn ăn thì hãy nói , あ、ありがとう、結構です。 kèm theo hành động lắc tay).
2. 申し訳ないですが (Mōshiwakenai desuga) : Thành thật rất xin lỗi nhưng...
Câu nói này được dùng phổ biến tại các của hàng tại Nhật, nhân viên dùng cho khách hàng khi gặp vấn đề gì đó không thể giải quyết, hoặc hàng hóa không có để bán, hoặc cửa hàng sắp đóng cửa... đại ý là mang tính chất từ chối. Một cách nói khác của iie.
Câu nói này được dùng phổ biến tại các của hàng tại Nhật, nhân viên dùng cho khách hàng khi gặp vấn đề gì đó không thể giải quyết, hoặc hàng hóa không có để bán, hoặc cửa hàng sắp đóng cửa... đại ý là mang tính chất từ chối. Một cách nói khác của iie.
Xem thêm: Đặc trưng của ngữ pháp tiếng Nhật
3. ちょっと難しいです (Chotto muzukashii desu) : Hơi khó nhỉ, có vẻ không được đâu...
Câu này mang tính chất thể hiện rằng sự việc đó, vấn đề đó không thể làm được. Đặc biệt khi nói hoặc nghe câu này các bạn cần chú ý đến hành động, trạng thái khuôn mặt của người nói nhé.
Câu này mang tính chất thể hiện rằng sự việc đó, vấn đề đó không thể làm được. Đặc biệt khi nói hoặc nghe câu này các bạn cần chú ý đến hành động, trạng thái khuôn mặt của người nói nhé.
4. 違います (Chigaimasu) : Cái khác, sai rồi, không phải như vậy đâu....
Câu này thì ngay bản thân nó đã toát lên ý nghĩa rồi, hàm ý là không đồng tình với một việc gì đó. Ở dạng thân mật hơn thì thường mọi người sẽ dùng 違う!
Câu này thì ngay bản thân nó đã toát lên ý nghĩa rồi, hàm ý là không đồng tình với một việc gì đó. Ở dạng thân mật hơn thì thường mọi người sẽ dùng 違う!
Theo bạn, bạn có thích cách ứng xử của người Nhật hay không? Và lý do vì sao?
Nhận xét
Đăng nhận xét