5 mẹo vượt qua kỳ thi tiếng Nhật JLPT

5 mẹo vượt qua kỳ thi tiếng Nhật JLPT

Kỳ thi tiếng Nhật JLPT là kỳ thi khó nhằn và được nhiều các bạn quan tâm. Dekiru sẽ chỉ cho bạn 5 mẹo thi JLPT để có thể chinh phục điểm cao trong kỳ thi sắp tới!

Lần đầu tiên tôi tham dự kỳ thi JLPT, tôi đã rất ngạc nhiên khi thời gian của mình trôi đi quá nhanh chóng. Khi cảnh báo 1 phút trước khi hết giờ được đưa ra, tôi mới ngớ người. Tưởng chừng như tôi còn chưa đọc đề thi. Tôi đã hỏi giáo viên và đã nhận được lời khuyên: Khi bạn muốn thành công hơn trong việc học tiếng Nhật của mình thì kỹ thuật làm bài thi cũng quan trọng như học ngữ pháp và từ vựng vậy.
Đây là những lời khuyên để đạt được cấp độ cao hơn kì thi tiếng Nhật JLPT.

1. Phân bổ thời gian

Thời gian mà tôi và giảng viên đã phân ra cho bài thi JLPT như sau:
Phần 1, 2 & 3: 3 phút
Phần 4: 2 phút
Phần 5: 1 phút
Phần 6: 5 phút
Phần 7: 6 phút
Phần 8: 5 phút
Phần 9: 10 phút
Phần 10: 3 phút mỗi bài, tổng cộng 15 phút
Phần 11: 7 phút mỗi bài, tổng cộng 21 phút
Phần 12: 10 phút
Phần 13: 10 phút
Phần 14: 5 phút
Thời gian còn lại để kiểm tra lại.
https://www.desktopbackground.org/p/2011/09/24/270814_download-clocks-wallpapers-1920x1080_1920x1080_h.jpg
Như bạn thấy – việc phân chia thời gian rất nghiêm ngặt. Trong khi thi, việc phải tuân thủ phân bố thời gian như trên, sẽ khiến bạn dễ bị căng thẳng và cảm thấy mệt mỏi. Điều này dẫn tôi đến kĩ thuật thứ hai: Rèn luyện bộ óc phải đi kèm với rèn luyện cơ bắp. Có nghĩa là, bạn cần phải rèn sức chịu đựng như rèn sức mạnh vậy. Có thể bạn sẽ trả lời được nhiều câu hỏi trong thời gian ngắn, nhưng bạn có thể giữ được năng suất như vậy trong suốt 2 tiếng đồng hồ mà tinh thần không mệt mỏi không? Hãy chắc rằng bạn có thể trả lời đáp án nhanh chóng nhất và chịu được ít nhất cả giờ đồng hồ trước
mà không bị kiệt sức.
Xem thêm: Thi JLPT điểm thấp? Đây là cách khắc phục khủng hoảng cho bạn

2. Nắm rõ thực lực bản thân

Mẹo thứ hai là nắm rõ điểm mạnh của mình. Trong khi học tiếng Nhật hãy nắm chắc các kiến thức và biết rõ đâu là điểm mạnh của mình. Như cá nhân tôi từ vựng là phần tôi cảm thấy tự tin nhất. Đọc lướt cũng là điểm mạnh khác của tôi. Vì vậy, tôi hay cố xử lý những phần đó đầu tiên để nắm chắc điểm trong tay, rồi mới chuyển sang phần khó hơn.
Trong lúc tìm hiểu từ vựng hay những phần mình gặp khó khăn,  gần đây tôi nhận ra những từ này hầu hết ai cũng thấy khó nhằn. Tất nhiên là những từ này giám khảo rất thích cho vào hãy luôn ghi chú lại những từ vựng khó mà bạn rất có thể sẽ gặp phải.

https://2chtsushin.net/wp-content/uploads/kawamura20160818203014_TP_V.jpg

3. Nghiên cứu các thể hiếm gặp trong tiếng Nhật

Điều này dẫn đến mẹo thứ 3 của tôi. Nghe có vẻ không hợp lí, nhưng hãy tập trung nhiều vào những từ tối nghĩa trong lúc học. Tra cứu những cách đọc, cách dùng ít gặp và những động từ của Kanji, tìm hiểu những từ dễ gây nhầm lẫn và những dạng ngữ pháp lạ.
Ở trình độ JLPT N2, những từ như ところだった, thường được hiểu như những gì suýt nữa thì xảy ra, ví dụ: うっかり忘れるところだった), ものの (mặc dù) và ばかりに(thường đi với những kết quả không ngờ đến). Ở trình độ JLPT1, 2 và 3, hầu hết những điểm ngữ pháp đều có trường hợp sử dụng hoặc không sử dụng.

5 mẹo vượt qua kỳ thi tiếng Nhật JLPT - ảnh 3

4. Mong chờ những điều bất ngờ

Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng hãy học sẵn sàng với những quan điểm trái chiều (ít phổ biết). Cấp độ càng lên cao, khả năng những luận điểm mang tính phổ biến ngày một thấp. Hãy nghĩ rằng có thể người ta sẽ thay đổi quan điểm giữa câu hoặc nói những gì trái ngược hoàn toàn với cách người bình thường sẽ nghĩ. Rất may cho các sĩ tử, với những ý kiến thay đổi bất ngờ, giám khảo thường đưa ra những cụm từ để ngụ ý như:
すなわち (tức là… )–
はっきり言えば (Nói rõ ra thì… )
ちなみに (tình cờ… )
ようするに (tóm lại… )
Xem thêm: 5 mẹo vượt qua kỳ thi tiếng Nhật JLPT

5. Phân biệt giữa văn nói và văn viết

Lời khuyên cuối cùng, hãy nhớ rằng phải chú ý sự khác nhau giữa văn nói và văn viết. Tiếng Nhật dùng rất nhiều kiểu nói, chẳng hạn như:
ん thường thay thế cho もの
なき thay cho しなければよかった (Lẽ ra tôi không nên làm thế)
食べちゃった và 食べてしまった (Tôi đã ăn)
置いとく thay cho 置いておく (Dời thứ gì sang chỗ khác).
Đây chỉ là một số điều giúp tôi trong kì thi JLPT 1 và 2. Tất nhiên, còn rất nhiều mẹo khác trong việc học tiếng Nhật, nhưng những điều này đã giúp ích cho tôi.
Xem thêm: Mách bạn cách đạt 180 điểm JLPT
Có mẹo nào ở đây giống với cách bạn đang sử dụng không? Và như mọi lần hãy cho chúng tôi biết phía dới phần bình luận và chúc may mắn trong kỳ thi tiếng Nhật JLPT sắp tới nhé các sĩ tử.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu - 100% Thành Công

Hướng dẫn tải bàn phím tiếng Nhật và cách sử dụng

Nguyên tắc văn hóa trong cách ăn uống của người Nhật